Tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc khi nào nên lo lắng?

 Phá thai bằng thuốc là phương pháp đơn giản, an toàn tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ xảy ra. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Kim Chi chuyên sản phụ khoa tại Hải Phòng về tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc. Bài viết không những chỉ ra những tác dụng phụ mà còn hướng chị em đến những cách xử lý an toàn.

Những tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc

Phá thai bằng thuốc là phương pháp được dùng cho thai kỳ nhỏ hơn 7 tuần tuổi và đã di chuyển vào tử cung. Đồng thời, để tránh xảy ra tình trạng không mong muốn phá thai bằng thuốc chỉ thực hiện cho thai phụ không dị ứng với thành phần của thuốc phá thai, không bị thiếu máu hay rối loạn đông máu, không có vấn đề về tim mạch...

tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc
Tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc

Một số trường hợp chị em sẽ có tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc như:

Tác dụng phụ bình thường

Buồn nôn, sốt, chảy máu âm đạo kéo dài 14 ngày, đau có thắt ở bụng. Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng của thuốc phá thai, chị em không cần phải lo lắng. Hầu hết hiện tượng tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc chỉ xuất hiện vài ngày rồi tự động biến mất. Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan hãy theo dõi thêm những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu để có cách phòng tránh.

Tác dụng phụ đe dọa đến chị em

Khi gặp những triệu chứng dưới đây tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị:

- Ra nhiều máu âm đạo: Máu âm đạo ra nhiều (thay 2 miếng băng trong vòng 1 tiếng), máu có màu đỏ tươi nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

- Âm đạo ra máu có mùi và màu bất thường: Máu âm đạo ra kéo dài hơn 14 ngày với mùi hôi và màu đen hay nâu.

- Đau bụng âm ỉ: Tình trạng đau bụng uống thuốc phá thai được đánh giá như đau bụng kinh, nếu bạn đau hơn và kéo dài hơn 1 tuần nên gặp ngay bác sĩ.

- Sốt cao: Cơ thể nóng và sốt hơn 38 độ C, tình trạng này kéo dài hơn 4 tiếng là dấu hiệu cảnh báo của nguy hiểm.

- Nôn mửa kéo dài: Nếu bạn nôn mửa đã hơn 4 - 6 tiếng và tình trạng chẳng có dấu hiệu khả quan nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

- Một số tác dụng phụ đáng lo ngại khác: Bị nôn trong vòng 4 - 6 tiếng, trương bụng, nhịp tim gấp, đau và sưng đỏ bộ phận sinh dục...

Ngoài ra, chị em cũng nên gặp bác sĩ nếu uống thuốc phá thai nhưng không có dấu hiệu gì hoặc uống thuốc phá thai sau 6 tuần nhưng kỳ kinh nguyệt tiếp theo vẫn chưa đến. Điều này có thể cho thấy bạn phá thai không thành công.

Tác dụng phụ gây nguy hiểm có thể là do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến những tác dụng phụ được cảnh báo là nguy hiểm ở trên là do:

Băng huyết

Tình trạng băng huyết khiến máu ra với lượng lớn, thông thường băng huyết xảy ra khi chị em dùng thuốc nhưng đang bị bệnh lý máu khó đông, tử cung yếu, thai lớn hơn quy định an toàn... Tình trạng băng huyết không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc
Tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc có thể là do băng huyết

Bị nhiễm trùng

Thai phụ vệ sinh kém sau phá thai, quan hệ sớm hay môi trường ô nhiêm, sức đề kháng kém... là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi dùng thuốc phá thai. Thai phụ nhiễm trùng cần điều trị sớm để tránh lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến khả năng làm mẹ sau này của chị em.

Sót thai, sót nhau

Sau phá thai bằng thuốc 14 ngày chị em nên đến cơ sở y tế kiểm tra để tránh tình trạng sót thai, sót nhau. Sót thai, sót nhau có thể được phát hiện sớm hơn qua các triệu chứng ở trên. Khi phá thai còn sót sẽ dẫn đến nhiễm trùng, bệnh lý phụ khoa với những biến chứng có thể đe dọa đến sức khỏe, khả năng làm mẹ của chị em.

Với các trường hợp trên chị em không thể tự xử lý tại nhà. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm cho mình bác sĩ chuyên sản phụ khoa để chia sẻ và có biện pháp giải quyết phù hợp.

Tuy nhiên, chị em có thể giảm tỷ lệ mắc những nguy cơ cơ trên bằng cách tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất có trong hoa quả tươi, bổ sung thêm các loại rau xanh có tác dụng co thắt tử cung như mướp đắng, rau ngót (nên dùng với lượng vừa phải), không quan hệ tình dục sau 1 tháng phá thai, nghỉ ngơi, không làm việc nặng và không nên quay lại với công việc ngay. Sau 2 tuần phá thai bạn vẫn có nguy cơ đậu thai vì vậy nên có biện pháp phòng tránh khi quan hệ, để có sức khỏe tốt cho thai kỳ tiếp theo bạn nên mang thai sau 6 tháng đình chỉ thai kỳ.

Trên đây là thông tin về tác dụng phụ khi phá thai bằng thuốc, hy vọng sẽ mang đến mọi người những thông tin thật hữu ích. Nếu có thắc mắc liên hệ ngay BLOG CHIA SẺ - Tư Vấn Sức Khỏe Nam Nữ qua hotline để được giải đáp miễn phí! 

Để phá thai bằng thuốc không gây ra những biến chứng nguy hiểm về sau. Quý chị em cần tìm kiếm địa chỉ phá thai uy tín để quá trình đình chỉ thai kỳ diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Chi tiết xem tại: https://phongkhamphuongdo.vn/pha-thai-bang-thuoc-47/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Liệu phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh_ Giải đáp từ bác sĩ Kim Chi

Quan hệ sau 1 tuần phá thai bằng thuốc có được không?